Bình file offset và một số kĩ thuật khi bình file offset

Những thông tin về giấy in mà bạn cần phải biết trước khi in catalogue
Những thông tin về giấy in mà bạn cần phải biết trước khi in catalogue
16 Tháng Mười Hai, 2016
Báo giá in catalogue giấy couche
Những việc cần làm khi chọn giấy in catalogue
19 Tháng Mười Hai, 2016
Bình file offset và một số kĩ thuật khi bình file offset

Bình file offset và một số kĩ thuật khi bình file offset

Trong in ấn, có một khái niệm là “bình”, bình file offset, bình trang… là việc sắp xếp các trang trên tờ giấy in. Tuy nhiên, khái niệm này hay bị nhầm lẫn trong cách gọi và sử dụng. Vì thế, bài viết này sẽ làm rõ khái niệm “bình file” offset và một số kĩ thuật trong việc bình file offset khi in ấn. Bình file offset là gì? Bình file offset là việc sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in ấn xong, ta sẽ gấp lại được theo đúng số thứ tự từng trang. Bình file offset khác với việc dàn trang, là việc thiết kế nội dung và hình ảnh để có một trang sách hoàn chỉnh. Việc bình rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sau khi in ấn của bạn. Một số kĩ thuật khi bình file offset Trước khi bình cần nắm rõ một số thông tin như: khổ sản phẩm; khổ giấy in của sản phẩm; giấy in (giấy dày hay giấy mỏng); máy in, chừa bắt nhíp bao nhiêu mm?; thành phẩm cuối cùng sẽ đóng ghim, may chỉ hay phay giấy vào keo?; gấp tờ in bằng tay hay máy? Nếu gấp bằng máy thì gấp kiểu gì? Một số kĩ thuật khi bình file mà bạn cần chú ý đó là:
  1. Máy in
Trước khi in bạn cần phải tìm hiểu về máy in cũng như thông số kĩ thuật của nó. Bạn phải biết được khổ giấy in tối đa, tối thiểu, khoảng cách chừa nhíp, tay kê hông. Nếu không rõ có thể chừa nhíp 1,2 – 1,5cm (một số máy in chỉ cần chừa 8 – 10mm). Ngoài ra, bình in trở nhíp thì bắt buộc phải chừa nhíp cho cả 2 đầu.
  1. Khổ giấy in
Thông thường, giấy in được bán theo khổ cố định. Các loại catalogue, brochure thường in trên giấy A4 với khổ in 65 x 86 = 16 trang; 43 x 65 = 8 trang nếu in AB. Nếu in tự trở thì số trang còn một nửa. Với folder in khổ 54 x 78 cho folder 31,5 x 22cm, chạy tự trở.
  1. Tay sách và cách đánh số trang
[caption id="attachment_395" align="aligncenter" width="424"]Bình file offset và một số kĩ thuật khi bình file offset Bình file offset và một số kĩ thuật khi bình file offset[/caption] Về tay sách, các trang sau khi được chia nhóm, ghép lại và in trên một tờ in có kích thước lớn. Sau khi in, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì được một tay sách. Để ghép các tay sách thường có 2 cách là: đóng lồng và đóng kẹp. Đóng lồng phù hợp với các sản phẩm có số trang ít. Còn đóng kẹp phù hợp với các sản phẩm có số trang nhiều như tạp chí, catalogue, các loại sách có thời gian sử dụng ngắn. Về cách đánh số tran, bạn cần phải nắm rõ sản phẩm để đánh số trang cho đúng. Có thể thử bằng cách gấp trên một tờ giấy để xác định cách gấp rồi tìm ra cách đánh số trang cho đúng. Bạn cũng cần phải xác định 1 tay sách gồm bao nhiêu trang để đánh số trang cho đúng. Số trang trong một cuốn phải chia hết cho 4 và theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái, trang lẻ nằm bên phải.
  1. Khoảng chừa xén
Khoảng chừa xén là khoảng bị cắt bỏ khi thành phẩm. Cần phải chừa xén để dự phòng trong trường hợp thành phẩm có sai số khi cắt xén. Vì vậy, khi thiết kế, bạn cần phải chừa xén. Với các chi tiết, hình ảnh nằm sát mép giấy thì cho nó tràn hẳn ra ngoài vùng chừa xén. Lưu ý, với  các loại catalogue, brochure bình trực tiếp trên Corel hay AI nên chừa từ 3 – 5mm mỗi bên. Còn khi bình bằng phần mềm, thì chừa mỗi bên nhiều hơn cũng không sao. Bài viết này đã giúp bạn làm rõ khái niệm bình file offset và đưa ra một số lưu ý về kĩ thuật khi bình file offset mà bạn cần biết. Hi vọng những thông tin này có thể làm bạn thỏa mãn. Nếu như vẫn còn chưa đủ với bạn thì hãy liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn kĩ hơn cho bạn.

Trả lời